Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Cách sử dụng sâm đương quy đúng chuẩn [CHUYÊN GIA TƯ VẤN]

Cách sử dụng sâm đương quy như thế nào cho đúng chuẩn không phải ai cũng biết. Sâm đương quy vô cùng bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên nếu sử dụng loại sâm này không đúng cách sẽ gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.

Để có thêm nhiều bí kíp hay trong việc sử dụng sâm đương quy đúng chuẩn, các bạn hãy tìm hiểu bài viết sau đây của hotmeal.vn nhé !

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây sâm đương quy

Sâm đương quy còn được gọi với các tên khác như vân quy, tần quy. Có tên khoa học là Angelica sinensis (Oliv.). Đương quy là một loài thực vật có hoa trong họ Hoa tán.

Cay Duong Quy

Người ta sử dụng rễ cây phơi hoặc sấy khô. Quy nghĩa là về, vị thuốc này có tác dụng nuôi huyết, điều khí, làm cho huyết đang bị rối loạn trở về chỗ cũ nên mới có tên gọi như vậy.

Cây đương quy thuộc loại cây nhỏ, sống lâu năm, chiều cao từ 40-80cm, thân màu tím có rãnh mọc.

Lá mọc so le, 2-3 lần xẻ lông chim, cuống lá dài từ 3-12cm, 3 đôi lá chét; 2 lá chét trên đỉnh không có cuống, 2 lá chét phía dưới có cuống dài, 2 lá chét còn lại xẻ 1-2 lần nữa, mép răng cưa, phía dưới cuống phát triển dài gần ½ cưa, ôm lấy thân.

Mua màu xanh trắng rất nhỏ họp thành từng cụm gồm 12-40 hoa, hình tán kép. Ra hoa tầm tháng 7-8. Quả bế màu tím nhạt, có rìa.

Phân bố, thu hái và chế biến đương quy

Hiện nay ta vẫn phải nhập cây đương quy từ Triều Tiên và Trung Quốc. Cũng đã triển khai trồng thí nghiệm nhiều lần. Nhưng chỉ mới thành công ở phạm vi nhỏ tại Sapa, chưa thể phổ biến rộng rãi.

Tuy nhiên gần đây người ta đã trồng thành công ở một số đồng bằng quanh Hà Nội. Để tận dụng tời tiết lạnh của mùa đông, tuy nhiên chất lượng không ổn định.

Hoa Duong Quy

Bên Trung Quốc, người ta trồng đương quy nhiều nhất ở các tỉnh Tứ Xuyên, Cam Túc, Thiêm Tây, Vân Nam.

Mỗi năm gieo hạt vào mùa thu, sang cuối thu đầu đông nhổ cây con cho vào hố ở dưới đất đợi qua mùa đông. Sang xuân lại trồng, tới đông lại bảo vệ. Có thể thu hoạch vào mùa thu năm thứ 3. Đào rễ lên cắt bỏ rễ con, phơi khô trong nhà hoặc cho vào thùng sấy lửa nhẹ, sau đó phơi trong thoáng mát cho khô.

Trên thị trường người ta phân biệt quy đầu là rễ chính và cổ rễ, quy thoái hay quy nhân là rễ phụ lớn hay phần dưới của rễ chính, quy vĩ là rễ phụ nhỏ. Phân biệt như vậy là bởi đông y cho rằng chất lượng của các loại rễ này có khác nhau, nhưng ở Trung Quốc người ta không quan trọng cả thị trường trong nước hay xuất khẩu. Toàn bộ rễ chính lẫn phụ đều được gọi là toàn quy.

Thành phần hóa học của đương quy

Trong cây đương quy chứa tinh dầu. Có nghiên cứu xác định tinh dầu màu vàng sẫm, trong, tỷ lệ 0,02%, tỷ trọng 0,955 ở 15oC, tỷ lệ axit tự do chiếm 40%; tinh dầu có thành phần chủ yếu giống tinh dầu đương quy Nhật Bản (Thực vật dược phẩm hóa học của Lâm Khải Thọ, trang 384 và Dược học thông báo, 1954, trang 432.

Trong đương quy Nhật Bản Angelica acutiloba (Sieb. Et Zucc). Kitagawa Ligusticum acutilobum (Sieb. Et Zucc) chứa tinh dầu với thành phần chủ yếu gồm n-valerophenon O-cacboxy-axit C12H14O3 và n-bytylidenphtalit C12H12O2. Ngoài ra còn có becgapten C12H8O4, n-butylphtalit C12H14O2, safrola, sesquitecpen và 1 ít vitamin B12.

Cách sử dụng sâm đương quy đúng chuẩn

Có khá nhiều cách sử dụng sâm đương quy để bồi bổ sức khỏe. Bạn có thể dùng nó cùng một số thực phẩm khác để chế biến món ăn. Hoặc bạn có thể ngâm sâm đương quy với rượu hoặc mật ong để uống hằng ngày. Tất cả đều tốt.

Sử dụng sâm đương quy trong việc chế biến các món ăn

1. Món gà ác hấp cách thủy với cây đường quy để bồi bổ cơ thể:

Nguyên liệu:

  • Một con gà ác nặng 200g
  • 30g đương qui
  • 15g kỷ tử
  • 30g hoàng kỳ
  • 5 quả táo đỏ.

Cách nấu:

  • Gà ác rửa sạch, mổ bụng bỏ nội tạng, rửa lại cho sạch.
  • Rửa sạch 4 nguyên liệu kia rồi nhét vào bụng gà cùng gia vị vừa ăn.
  • Hấp cách thủy tới khi chín mềm. Khi ăn bỏ bã thuốc, chỉ ăn gà với nước canh.
  • Mỗi tuần ăn 1 lần, ăn 3 tháng sẽ giúp bồi bổ cơ thể và gia tăng sức khỏe.

2. Đuôi lợn hầm đương quy:

Nguyên liệu:

  • 500g đuôi lợn
  • 200g đương quy
  • Hạt tiêu, muối, gừng, gia vị đủ dùng

Cách làm:

  • Đuôi lợn rửa sạch, cắt khúc
  • Đương quy rửa sạch gọt vỏ, thái sợi
  • Luộc đuôi lợn với 1 lít nước đến khi vừa chín thì cho đương quy vào hầm đến chín nhừ.
  • Cuối cùng thêm gia vị vừa ăn, rắc gừng và tiêu vào rồi tắt bếp là xong.

3. Cá chép hầm đương quy:

Món ăn này được du nhập từ Hàn Quốc và được ưa thích nổi tiếng tại Hàn Quốc

Nguyên liệu:

  • Cá chép 1 kg
  • 200g đương quy
  • Xì dầu, muối, tiêu

Cách làm:

  • Cá sau khi sơ chế, rửa sạch để nguyên cả con
  • Nhồi đương quy vào bụng cá
  • Trộn xì dầu, tiêu, muối quét lên toàn bộ con cá và bụng cá
  • Cho vào nồi hấp cho chín là được

4. Món tim lợn hầm cây đương quy

Canh tim lợn hầm đương quy có tác dụng giải nhiệt trong những ngày hè oi bức. Đồng thời còn cấp nước cho cơ thể, khiến cơ thể không bị uể oải mệt mỏi trong những ngày hè.

Nguyên liệu:

  • 1 quả tim lợn
  • 100g đương quy tươi
  • 20g đẳng sâm
  • 1 củ gừng
  • Hành tím băm nhuyễn
  • Rượu trắng
  • Gia vị nước mắm, muối, mì chính

Cách làm:

  • Tim lợn khứa xung quanh và tách đôi, tráng qua nước sôi sau đó dùng rượu nếp tráng qua.
  • Đương quy và đẳng sâm rửa sạch nhồi vào tim lợn. Dùng tăm để cố định phần đương quy và đẳng sâm bên trong.
  • Rắc gừng, hành, tỏi, chút rượu trắng chưng cách thủy. Khi gần được nêm gia vị đun thêm 15 phút thì vớt ra ăn.

Sâm đương quy ngâm rượu

Hướng dẫn ngâm rượu sâm đương quy tươi

  • Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
  • Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi tại nơi có ánh nắng dịu trong thời gian ngắn, mục đích của quá trình này giúp sâm sẽ thơm hơn, khi ngâm rượu sẽ không có mùi hăng của đất.
  • Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm/4 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 06 tháng mới đem ra sử dụng.

Hướng dẫn ngâm rượu sâm đương quy khô

  • Chọn những củ sâm đương quy có đặc điểm như trên, rửa qua nước nhiều lần đến khi nào củ sâm đương quy không còn bẩn thì thôi sau đó để ráo nước.
  • Sau khi sâm đương quy đã ráo nước, đưa sâm ra phơi nắng cho thật khô. Ưu điểm khi ngâm củ sâm khô là rượu sẽ thơm ngon và thời gian sẽ dụng nhanh hơn.
  • Bỏ sâm đương quy vào bình theo tỉ lệ 0,5kg sâm khô/12 lít rượu sau đó đậy nắp bình lại thật chặt. Để có được một bình rượu ngon, tốt nhất các bạn nên ngâm trong thời gian ít nhất là 03 tháng mới đem ra sử dụng.

Sâm đương quy ngâm mật ong

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • Sâm đương quy: chọn mua khoảng 1kg sâm tươi
  • Mật ong: 1,5l nhớ phải là mật ong rừng nguyên chất để đạt công dụng tốt nhất
  • 1 hũ thủy tinh

Cách làm:

Bước 1: Sơ chế

  • Rửa thật sạch dưới vòi nước mạnh và ngâm trong chậu
  • Dùng bàn chải mềm chà sạch từ thân đến rễ nhỏ rồi tráng lại 1 lần nữa với nước sạch
  • Để cho ráo nước thì cắt riêng đầu, thân, rễ con. Đầu và thân thì để ngâm mật ong còn rễ con bạn nên sắc với táo đỏ
  • Cắt lát thân và rễ chính càng mỏng càng tốt

Bước 2: rửa sạch hũ thủy tinh

  • Hũ thủy tinh cần phải rửa sạch với xà phòng
  • Khử trùng bằng cách đun sôi trong nồi nước
  • Để úp cho ráo nước

Bước 3: ngâm sâm đương quy mật ong

  • Đổ phần sâm đương quy đã cắt lát vào bình thủy tinh
  • Đổ mật ong từ từ vào bình, khuấy sâm lên để mật ong thấm vào từng lát sâm, chú ý ngâm sâm với mật ong theo tỉ lệ 4:6 để đạt mức dinh dưỡng tốt nhất
  • Ngâm trong khoảng 1 tuần là có thể dùng được, khi dùng chỉ cần lấy 1 lượng nhỏ mật ong và sâm ra cốc, pha thêm chút nước ấm và thưởng thức cốc sâm đương quy ngâm mật ong thơm ngon đầy bổ dưỡng.

Bài viết trên đây hotmeal.vn đã chia sẻ cùng bạn một số cách sử dụng sâm đương quy đúng chuẩn. Hi vọng, sau khi chia sẻ cùng bài viết, bạn đã có thêm nhiều bí kíp hay trong việc sử dung loại sâm bổ dưỡng này. Hãy chia sẻ để đông đảo bạn bè cùng tìm hiểu bạn nhé !

  • XEM NHIỀU HƠN: Sâm Đương Quy – Vị thuốc Đông Y chữa được “bách bệnh”

Cây Thuốc Nam – Tags: tác dụng của đương quy

  • Sâm đương quy ngâm mật ong có tác dụng gì [Bác sĩ tư vấn]

  • [TÌM HIỂU] những tác hại của gừng khi sử dụng quá liều lượng

  • Hơn 10 tác dụng của gừng với da không phải ai cũng biết

  • Xông gừng có tác dụng gì? Những bài thuốc xông hơi bằng nước gừng

  • [Top 55] tác dụng của cây gừng trong việc phòng và chữa bệnh

  • [BẠN CÓ BIẾT] cách sử dụng chè dây chữa đau dạ dày ĐÚNG CHUẨN

  • Ngắm chùm hình ảnh cây chè dây rừng để phân biệt thật giả