Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Cây cối xay trị bệnh gì? Những ai không nên dùng cây cối xay

Cây cối xay được biết đến là một vị thuốc nam mang đến nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người. Ta rất dễ bắt gặp cây cối xay mọc ở ven đường, vườn nhà… Vậy cây cối xay trị được bệnh gì? Những ai nên và không nên sử dụng cây cối xay?

Cùng Hotmeal.vn tham khảo những thông tin về cây cối xay, tác dụng của cây cối xay để từ đó giúp những ai đang gặp các bệnh như trĩ, đau xương khớp, sỏi thận có thể dùng cây cối xay trị bệnh hiệu quả nhất.

Nội Dung Chính

Cây cối xay là cây gì

Cây cối xay thuộc họ Cẩm quỳ (Malvaceae), một loại thực vật có hoa, còn được gọi với tên khác là cây nhĩ hương thảo, kim hoa thảo, mãnh thảo.

Đặc điểm cây cối xay

Thường mọc thành bụi ở vùng đất khô, toàn thân chứa nhiều chất nhờn, có lớp lông tơ bao phủ, cây cao khoảng 1-1.5m, tuổi đời sống khá lâu năm.

Lá mềm, hình tim, viền lá có răng cưa, rộng chừng 10cm và mọc so le. Hoa 5 cánh to, màu vàng, quả có 20 lá noãn. Mỗi lá lại gồm 3 hạt màu đen nhạt giống hình quả thận.

Nhìn tổng thể bên ngoài, cây trông như cối xay nên dân gian gọi luôn bằng cây cối xay.

Phân bố, thu hái, chế biến cây cối xay

Tại Việt Nam, cây kim hoa thảo mọc rải rác ven rừng, dọc đường đường đê, sườn đồi, trên các bãi hoang, nơi độ cao dưới 400m, phân bố nhiều nhất ở khu vực Hòa Bình.

Ngoài ra, cây còn mọc ở Trung Quốc, Ấn Độ, các nước Đông Nam Á hay vùng nhiệt đới châu Phi.

Cây ra hoa và quả vào tháng 2-6. Toàn bộ các bộ phận từ lá, thân, quả, rễ đều được tận dụng. Thứ sợi trắng bóng ở phần vỏ thân cây chức năng làm dây buộc.

Mùa thu hái rơi vào thời điểm hè thu, nguyên liệu đem phơi, sấy khô tán bột dùng dần, cho công dụng cây cối xay trong việc trị nhiều loại bệnh khác nhau.

Thành phần hóa học của cây cối xay

Thành phần của tinh dầu trong cây cối xay gồm các chất alemen, b-pinen, borneol, caryophyllen oxyd, cineol, geraniol, geranyl acetat, eudesmol, farnesol.

Hạt chứa raffinose 1,6% và 4,21% dầu nửa khô, chủ yếu là glycerid của những acid linoleic, oleic, palmitic, stearic. Trong lá chứa nhiều chất nhầy cùng với asparagin. Rễ giàu dầu béo, b-amyrin, b- sitosterol, một loại alcaloid chưa xác định.

Công dụng dược lý của cây cối xay

Cối xay trong Đông Y là loại thuốc nam có vị hơi ngọt, tính bình, thanh nhiệt, giải độc, tác dụng tán phong, lợi tiểu, có thể thăng thanh, hoạt huyết, chữa tai điếc tốt.

Nếu như phần lá có nhiều chất nhầy, giúp làm dịu kích thích, thì phần vỏ lại lợi tiểu, hạt nhuận tràng, nước hãm rễ giảm sốt.

Cây cối xay có tác dụng gì

Được coi như một vị thuốc dân gian, có mặt trong nhiều bài thuốc tốt cho sức khỏe, công dụng của cây cối xay đặc biệt phải kể đến như:

  • Chữa bệnh khiếm thính (ù tai, tai điếc)
  • Điều trị phù thũng.
  • Trị chứng nước tiểu đỏ, tiểu gắt, tiểu buốt.
  • Chữa bệnh trĩ nội, trĩ ngoại.
  • Mát gan, thanh nhiệt, giải độc.
  • Trị mụn nhọt, vàng da.

Cây cối xay chữa được bệnh gì?

Trong thiên nhiên, có rất nhiều loại cây mọc hoang, tưởng chừng vô ích như cây cối xay nhưng lại mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời nếu người dùng biết nắm bắt, sử dụng đúng đối tượng, hợp liều lượng. Bạn còn chần chừ gì nữa, hãy tham khảo các bài thuốc được chia sẻ ngay thôi nào!

Chữa sỏi thận

Sỏi thận được biết đến là tình trạng nước tiểu bị ứ lại, không thoát hết ra ngoài nên lâu ngày sẽ hình thành những viên sỏi.

Trường hợp không áp dụng các phương pháp tây y trong điều trị, người bệnh hoàn toàn có thể dùng cây cối xay sẽ cho hiệu quả tức thì.

Rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng các bộ phận của cây như hoa, lá, quả, rửa sạch, phơi khô. Lấy lượng nguyên liệu và nước vừa đủ, đem sắc uống thay nước lọc, nhưng không nên quá 2 lít/ngày.

Cây cối xay chữa bệnh gì giúp bệnh nhân sỏi thận giảm các triệu chứng như khó tiểu, đau bụng, làm mài mòn viên sỏi khi kiên trì thực hiện bài thuốc trong khoảng 2 tháng.

Chữa ù tai, điếc tai

Chứng ù tai thường phân chia thành 2 loại theo âm thanh là ù tai âm trầm (kiểu tiếng cối xay lúa) và ù tai âm cao (tiếng ve kêu).

Các trường hợp này đều có khả năng được khắc phục khi dùng cây cối xay, trong đó hiệu quả cao hơn với ù tai âm trầm thường gặp ở người cao tuổi do bị suy giảm thính lực.

Bạn dùng 30g quả cối xay (hoặc 60g toàn thân cây), nấu cùng thịt lợn nạc để ăn cả nước và cái. Dùng liên tục 2 tuần.

Chữa tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu tiện bí do thấp nhiệt

Chuẩn bị các nguyên liệu: 30g cây cối xay, 20g bông mã để, 20g rễ tranh, 12g râu ngô, 12g rau má và 8g cỏ mần trầu. Đem tất cả nấu cùng 650ml nước, chỉ để lại 250ml, chia uống ngày 2 lần trước bữa ăn. Dùng đều đặn trong 10 ngày để thấy sự cải thiện tình hình.

Loại bỏ chứng vàng da liên quan đến viêm gan

Lấy nhân trần và cối xay, mỗi loại 30g để sắc nước uống như trà mỗi ngày trong một tháng. Tình trạng vàng da do viêm gan không còn trở thành nỗi lo ở bạn.

5. Điều trị bệnh cơ xương khớp

Sắc nước uống từ các thành phần gồm lá cối xay khô 5g, rễ gấc 3g, lá lốt 3g, rễ cây xấu hổ 5g và rễ cỏ xước 3g. Dùng sau một tháng các triệu chứng đau nhức xương khớp giảm dần.

Bệnh nhân xương khớp an tâm sử dụng cây thuốc cối xay

Cây cối xay chữa bệnh trĩ

200g cây cối xay, cho vào sắc cùng 4 bát nước (loại bát thường ăn cơm), khi còn khoảng 1 bát chắt lấy phần nước để uống ngày 1 lần sau ăn.

Phần bã thuốc để tránh lãng phí cần cho thêm nước vào đun rồi ngâm hậu môn. Lúc nước còn nóng xông hậu môn, đến khi ấm ngâm thêm chừng 10 phút.

Sau đó vệ sinh, lau khô hậu môn là được. Áp dụng cách thức xông, ngâm hậu môn bằng nước cây cối xay 3-4 lần/ngày.

Chữa kiết lỵ

Tác dụng chữa bệnh của cây cối xay chữa kiết lỵ đã được đông đảo người dùng kiểm chứng. Bằng cối xay và hoa mào gà, mỗi thứ 30g, bạn sắc uống ngày 3 lần cho đến khi hết triệu chứng.

Cối xay chữa phù thũng

Những người bị bệnh phù thũng, chuẩn bị 300ml nước, đem đun cùng 8g lá cối xay và 12g rễ thóc lép. Đun sôi chừng 30 phút chắt lấy phần nước uống ngày 3 lần, kéo dài trong 10 ngày.

Trị cảm sốt, nhức đầu

Với phương pháp trị cảm sốt, nhức đầu, bạn nên uống trước khi ăn khoảng từ 3-5 ngày. Mỗi loại cối xay, chỉ thiên 20g, bạc hà 10g, cam thảo 5g và gừng tươi 3 lát dùng sắc nước uống.

Trị mề đay do dị ứng

Khi bị mề đay do nguyên nhân dị ứng, bạn lấy 30g cây cối xay, 100g thịt lợn nạc, hầm chín, ăn cả nước và cái, đều đặn trong 10 ngày mề đay sẽ hết.

Trị mụn

Mụn luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người, nhất là phái đẹp. Khi biết đến công dụng cây cối xay, chắc hẳn bạn sẽ không còn quá bận tâm đến vấn đề này. Chỉ cần lấy 100g lá hay hạt cây cối xay, rửa sạch, cho vào cối giã nát, trộn thêm chút nước.

Dùng hỗn hợp tạo thành đắp vào vị trí bị mụn nhọt hoặc dùng làm mặt nạ đắp mặt. Kiên trì bài thuốc hàng ngày, kéo dài khoảng 1 tuần bạn sẽ thấy mụn lặn mất tăm, trả lại làn da trắng sáng, mịn màng.

Những ai nên dùng cây cối xay

Cây cối xay và tác dụng đã được các nghiên cứu chứng minh, thường phù hợp cho các trường hợp mắc chứng bí tiểu, đau đầu, phù thũng, đặc biệt là đặc trị sỏi thân, trị các chứng bệnh về tai như viêm tai giữa, nghễnh ngãng, tai ù, tai điếc…

Không chỉ người già, tình trạng suy giảm thính lực ngày càng gia tăng ở đối tượng người trẻ tuổi do nhiễm vi khuẩn, lạm dụng thuốc có hại cho tai, làm việc liên tục thời gian dài ở môi trường tiếng ồn cao. Vì thế, việc sử dụng thảo dược cối xay trở thành giải pháp hữu ích nhất định không nên bỏ qua.

Đối tượng không nên dùng cây cối xay

Cây cối xay mang lại những lợi ích cực kỳ tuyệt vời đối với sức khỏe con người, nhưng do tính chất nhuận tràng, lợi tiểu nên người bệnh thận hư tiểu nhiều, nước tiểu trong, người đang trong giai đoạn cấp bệnh tiêu hóa với các dấu hiệu tiêu chảy, đại tiện phân lỏng nát, phụ nữ đang mang thai…tránh dùng.

Cây cối xay là một vị thuốc nam đa công dụng, cây cối xay có thể trị nhiều bệnh khác nhau như điếc tai, ù tai, sỏi thận, trĩ… Tuy nhiên với những người mắc phải bệnh thận hư, thì tuyệt đối không nên dùng cây cối xay để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nhé.

Cây Thuốc Nam – Tags: cây cối xay chữa bệnh gì

  • [Cảnh báo] Những tác hại của Tía tô bạn cần lưu ý

  • Uống hoa tam thất có bị nóng không? Tác hại của hoa tam thất

  • Hướng dẫn cách sử dụng hoa tam thất đúng liều lượng

  • [Thực Hư] Tác dụng uống tam thất đẹp da?

  • Cây Xương Rồng: Đặc điểm, Ý nghĩa và tác dụng của cây xương rồng

  • Tác Dụng và công dụng tuyệt vời của Cây Mã Đề

  • Cây Cỏ Mực: 34 công dụng chữa bệnh hiệu quả