Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Cây Cúc Tần và những tác dụng chữa bệnh chưa được tiết lộ

Cây Cúc Tần, là một trong những thảo dược chữa bệnh được ít người biết đến. Bạn sẽ ngạc nhiên với những công dụng chữa bệnh của cây cúc tần như chữa bệnh sỏi thận, chữa bệnh trĩ… Tham khảo nhiều hơn công dụng trị bệnh của cây cúc tần, từ đó áp dụng mang đến hiệu quả cao.

Cây cúc tần là cây gì?

Cây cúc tần hay theo cách gọi dân gian là cây phật phà (tày), cây lức, cây từ bi thuộc nhóm cây bụi có thân cao từ 1 đến 2m. Cành cúc tần nhỏ mảnh có lông sau nhẵn.

cây cúc tần

Lá có mép hình khé răng màu lục xám, mọc so le và gần như không có cuống.

Hoa mọc thành cụm ở ngọn, hình đầu có màu tím nhạt. Cây có mùi thơm, toàn thân có lông tơ và cho ra quả nhỏ có cạnh. Trên cây cúc tần thường có dây tơ hồng sống ký sinh.

Nội Dung Chính

Thành phần của cây cúc tần

Lá cúc tần chứa acid chlorogenic và tinh dầu. Thành phần lá tươi gồm có 5,7% protid, 15mg% vitamin C, 1% lipid, 4,6mg% caroten, 5,1% cellulos, 2,3mg% P, 2,3% tro, 197mg% Ca, 5mg% Fe.

Cây cúc tần mọc ở đâu

Cây cúc tần mọc hoang có nguồn gốc từ Malaixia, Ấn Độ. Chủ yếu được trồng ở vùng đồng bằng làm hàng rào che chắn. Ở nước ta, tại các vùng Bắc Trung Bộ như Thanh Hóa, Ninh Bình, Nghệ An cúc tần mọc hoang rất nhiều.

Người ta trồng cúc tần bằng cành vào mua xuân, mùa thu và thu hái vào mùa hè, mùa thu để làm thuốc.

Cây cúc tần có tác dụng gì

Kết quả nghiên cứu y học cho thấy cây cúc tần có tính ấm, thơm, cay và vị đắng. Công dụng lợi tiểu, tiêu ứ, sát trùng, hỗ trợ tiêu hóa, tán phòng hàn, tiêu độc, tiêu độc và giúp ăn ngon miệng. Người ta thường dùng cúc tần chữa đau lưng, thấp khớp, chấn thường, nhức xương, nhức đầu, cảm sốt không ra mồ hôi,….

Để giải đáp câu hỏi “Cây cúc tần có tác dụng gì” chúng ta cùng đi tìm hiểu công dụng, cũng như những bài thuốc chữa bệnh từ loại cây này:

1. Cây cúc tần chữa nhức đầu cảm sốt

Dùng 18g lá cúc tần, 9g lá sẻ và 9g lá chanh mang sắc thuốc uống lúc nóng. Phần bã cho thêm nước vào đun sôi dùng để xông.

Cũng có thể kết hợp với lá hương nhu và lá bàng sắc thuốc uống chữa cảm sốt.

2. Cúc tần chữa đau mỏi lưng

Cành non và lá cúc tần mang dã nhuyễn, sao nóng với rượu đem đắp vào vùng lưng bị đau.

3. Cây múc tần làm mau lành vết thương

Dùng lá cúc tần dã nhuyễn đắp vào vùng vết thương, bầm giập sẽ mau lành.

4. Cúc tần trị thấp khớp và đau nhức xương

Dùng 15-20g rễ cúc tần sắc nước uống trong 1 tuần giúp trị thấp khớp và đau nhức xương.

Cũng có thể kết hợp với 20g rễ trinh nữ, 20g rễ bưởi bung, 10g cam thảo dây, 10g đinh lăng.

5. Cây cúc tần chữa đau đầu do căng thẳng hay suy nghĩ nhiều

Dùng 50g cúc tần, 100g đu đủ vừa chín tới, 50g hoa cúc trắng (xé nhỏ), 100g óc lợn. Cho 1 lít nước cùng cúc tần, đu đủ, hoa cúc trắng vào nồi đun sôi. Tiếp theo cho óc lợn vào đun 20 phút nữa cho nhừ là ăn được. Ăn nóng trước bữa cơm, ăn liền 1 tuần, 2 lần/ngày.

6. Cây cúc tần chữa ho do viêm phế quản

Dùng 20g cúc tần già mang rửa sạch băm nhỏ, 3g gừng tươi cắt nhỏ, 2 nắm gạo, 50g thịt lợn nạc băm nhuyễn đem nấu cháo chín nhừ. Ăn nóng khi còn đói, ăn liên tục 3 ngày, ngày 3 lần sẽ đỡ.

Bài thuốc sử dụng cây cúc tần chữa sỏi thận

Theo Y học hiện đại thì trong cây cúc tần có tới 18 loại chất triterpen khác nhau như: limonene, camphor, bornesol, sesquiterpen alcol, acid myristis, acid palmitic,.. những hoạt chất này có tác dụng giảm đau hiệu quả cũng như có tác dụng bảo vệ sức khỏe con người.

Cùng với đó, theo Y học cổ truyền thì cây cúc tần chữa sỏi thận cũng như có tác dụng cầm máu, sát trùng, thông tiểu, tán uất hỏa, tiêu thũng, khu phong, hoạt huyết…

Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cúc tần 1: 

Bài thuốc này áp dụng với những người bệnh bị đau lưng, đi đái buốt kèm ra máu.

Nguyên liệu: 20g cây cúc tần khô, 10g rau ngổ khô, 1,5g hoạt thạch tán bột mịn.

Cách dùng:

Trước khi tiến hành phơi khô lá cây cúc tần và rau ngổ khô cần phải rửa thật sạch cũng như phơi âm can.

Cho tất cả số nguyên liệu này vào nồi và đổ 2.5l nước vào. Đun nhỏ lửa cho tới khi còn khoảng 2l nước thì tắt bếp.

Sử dụng nước đó và uống trong ngày. Mỗi ngày sẽ sắc một ấm mới. Duy trì uống trong một tháng bạn sẽ thấy cơ thể hết tình trạng đau lưng cũng như không còn đi tiểu buốt hay tiểu ra máu như trước nữa.

Bài thuốc chữa sỏi thận từ cây cúc tần 2:

Bài thuốc chữa sỏi thận này áp dụng cho những đối tượng có các triệu chứng như bài thuốc 1, kèm theo đó là tình trạng sưng phù bụng và háng, lưng, bìu tinh hoàn.

Nguyên liệu: 20g lá cây cúc tần khô, 10g rau ngổ khô, 1,5g hoạt thạch tán bột mịn, chó đẻ, sanh địa, trạch tả, huỳnh kỳ mỗi thứ 10g.

Cách dùng: Giống như bài thuốc số 1.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ từ cây cúc tần

Theo nghiên cứu khoa học, thành phần chủ yếu của toàn cây cúc tần là tinh dầu và mùi thơm ngải cứu. Trong cúc tần tươi có chứa protit, lipit, xenlulozơ, canxi, Fe, caroten, vitamin C… Được cho là có khả năng khắc phục các triệu chứng do bệnh trĩ gây ra.

Bài thuốc 1:

Cúc tần có khả năng sát trùng, tiêu ứ, giam đau, kích thích tiêu hóa giúp người bệnh hồi phục tốt. Khi kết hợp với 4 thảo dược khác là lá sung, lá lốt, lá ngải cứu và nghệ vàng sẽ giúp chữa khỏi bệnh trĩ cho người mắc bệnh ở cấp độ nhẹ.

Cách thực hiện:

  • Lá cúc tần, lá sung, lá lốt, lá ngải cứu mỗi thứ một nắm cùng vài lát nghệ tươi
  • Lấy các nguyên liệu đã chuẩn bị rửa sạch, đun sôi với nước
  • Thấy ra nước đặc thì đổ ra chậu, dùng nước này xông hậu môn trong 15 phút
  • Khi nước còn hơi ấm thì tiếp tục ngâm hậu môn trong 10 – 15 phút
  • Lau khô bằng khăn mềm, thực hiện 2 – 3 lần trên tuần, kiên trì trong ít nhất 2 tháng sẽ thấy các búi trĩ co lại và dần biến mất.

Bài thuốc 2:

Với bệnh nhân trĩ nội, nên kết hợp xông hơi các thảo dược trên với việc uống nước cốt lá cúc tần để giúp giảm các triệu chứng của bệnh trĩ. Nước cúc tần không dễ uống nhưng lại mang đến những dấu hiệu tích cực cho việc điều trị.

Cách thực hiện:

Lấy 15g lá cúc tần tươi, rửa sạch, tốt nhất nên rửa qua với nước muối loãng
Giã nát lá cúc tần, vắt lấy nước cốt để uống
Kiên trì thực hiện 1 lần/ngày, đều đặn trong nhiều ngày sẽ thấy hiệu quả.

Bài thuốc 3:

Nếu không thể chuẩn bị đủ nguyên liệu như lá lốt, lá ngải cứu, lá sung, người bệnh có thể chỉ dùng riêng lá cúc tần để xông hơi.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy 1 nắm lá cúc tần rửa sạch, đun sôi với nước
  • Để tăng công dụng và hiệu quả kháng khuẩn, khi nước sôi nên cho thêm một chút muối
  • Tắt bếp, đổ nước này ra chậu để xông trực tiếp vùng hậu môn
  • Khi nước nguội bớt chỉ còn hơi ấm thì dùng nước này rửa hậu môn.

Hình ảnh cây cúc tần

Cùng tham khảo một số hình ảnh nhận biết cây cúc tần, để từ đó sử dụng cây cúc tần chữa bệnh chính xác nhất và đạt hiệu quả cao nhất, tránh nhầm lẫn cây cúc tần với các loại cây khác.

hình ảnh cây cúc tần 1

hình ảnh cây cúc tần 2

hình ảnh cây cúc tần 3

Những thông tin về tác dụng, cách sử dụng cây cúc tần chữa bệnh được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp ích được cho nhiều người. Tuy nhiên những thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, trước khi áp dụng nên tìm hiểu kĩ.

Cây Thuốc Nam – Tags: cây cúc tần chữa bệnh

  • Bạn đã biết tác dụng của Củ Nghệ Đen chưa? Cách sử dụng bột nghệ đen

  • Cây Tô Mộc: Vị thuốc “khắc tinh” của phụ nữ

  • Cây Tràm: Đặc điểm nhận biết và tác dụng? Cây tràm có mấy loại?

  • Cây Thuốc Lá: Độc Hay Lợi? Tác dụng của cây thuốc lá?

  • Công dụng và cách sử dụng Rễ, Lá, Hoa Bồ Công Anh

  • Đinh lăng có những loại nào tốt nhất hiện nay?

  • Tác dụng, cách dùng và cách ngâm rượu củ, thân, lá đinh lăng