Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Cây Thuốc Lá: Độc Hay Lợi? Tác dụng của cây thuốc lá?

Cây thuốc lá được xếp vào danh sách các loại cây mang giá trị kinh tế cao, thảo dược thuốc lá còn khiến nhiều người bất ngờ về công dụng đối với sức khỏe con người. Vậy cây thuốc lá có tác dụng gì? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngoài giá trị kinh tế cây thuốc lá còn có tác dụng chữa bệnh như: các bệnh ngoài da, phòng chống ung thư…

Nội Dung Chính

 

Cây thuốc là cây gì?

Cây thuốc lá có tên khoa học Nicotiana tabacum L, thuộc họ cà Solanaceae. Ở một số nơi còn được gọi bằng tên yên thảo (Trung Quốc), nicotiana thnam (Campuchia), tabac (Pháp).

Đặc điểm của cây thuốc lá

Cây thuốc lá thuộc dạng cây thân thảo, sống hàng năm, phần gốc của thân hóa ít nhiều thành gỗ. Thân cây mọc đứng, nhiều lông, đến ngọn phân cành.

Các lá hình lưỡi mác, lá bên trên sẽ bé hơn so với các lá phía dưới. Phiến lá to rộng 30 – 50cm, dài 60 – 75cm, không có cuống, một mẩu lá ở phía dưới ôm vào thân cây.

Hoa tập hợp thành chùy ngọn, số lượng nhiều. Đài hoa có lông, tràng màu trắng hoặc tím nhạt, hồng. Quả nang có 2 ô và đài bọc bên ngoài, nhiều hạt bé, màu đen.

Phân bố, thu hái, chế biến thuốc lá

Cây thuốc lá có nguồn gốc ở châu Mỹ, được nhiều quốc gia trên thế giới đưa về trồng. Người ta ước tính hàng năm, toàn cầu sản xuất đạt khoảng 4 triệu tấn thuốc lá khô. Trong số đó, 3/4 sản lượng nằm ở châu Mỹ cùng các nước châu Á.

Tại Việt Nam, cây thuốc lá được trồng phổ biến sau Cách mạng tháng 8. Thời gian trước đó, là nước thuộc địa nên chúng ta bị hạn chế việc trồng cây thuốc lá.

Một số tỉnh trồng phổ biến nhất phải kể đến như Thanh Hóa, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Gia Lai Con Tum, Đắk Lắk…

Người ta thường thu hái phần lá từ dưới lên, mỗi hecta trung bình cho khoảng 1 tấn lá khô/năm. Công đoạn phơi sấy giữ vai trò quyết định trực tiếp đến chất lượng thành phẩm thuốc lá về sau.

Cây thuốc lá có thể phơi nắng, nhưng do sản lượng thu lớn nên nếu chuyên canh đòi hỏi người dân phải thiết kế lò sấy mới đảm bảo.

Thuốc lá được trồng để phục vụ mục đích sản xuất thuốc lá. Một số ít dùng làm thuốc diệt trừ sâu bệnh cây trồng, hoặc tham gia vào các bài thuốc chữa bệnh hữu ích.

Thành phần hóa học của cây thuốc lá

Theo nghiên cứu khoa học, lá cây thuốc lá chứa nhiều loại acid hữu cơ, quan trọng nhất có acid L-malic, một acid riêng mang tên acid nicotinic.

Ngoài ra là sự góp mặt của caroten, betain, asparagin, isoamylamin, pectin, tanin, chất gôm, các chất nhựa, các chất thơm, một hỗn hợp parafin, tinh dầu.

Trong khi đó, phần tro lá khô giàu Ca, K, Alcaloid chính là nicotin. Hạt chứa nhiều nước, cellulose, protin nguyên, acid citric, các acid malic, fumaric.

Dầu hạt hội tụ các thành phần oleic, linoleic, acid palmitic, stearic. Vitamin A, B, E tham gia thành phần cây thuốc lá càng gia tăng công hiệu chưa bệnh đối với người dùng.

Tác dụng của cây thuốc lá

Cây thuốc lá trong đông y được xác định có vị cay, tính ấm, chứa độc. Tác dụng của cây thuốc lá tiêu thũng, giải độc, thu liễm chỉ huyết. Chất nicotin mang độc tính cực mạnh khi tác động đến các hạch giao cảm hệ thần kinh nhưng đồng thời cũng mang tính sát trùng cao.

Cây thuốc lá được xếp vào danh sách các loại cây mang giá trị kinh tế cao, thảo dược thuốc lá còn khiến nhiều người bất ngờ về công dụng đối với sức khỏe con người.

Trị tiểu đường, viêm khớp

Các nhà khoa học Italia đã nghiên cứu chức năng của cây thuốc lá dùng làm phương thuốc hỗ trợ điều trị ăn bệnh tiểu đường nguy hiểm, và giảm tình trạng viêm khớp khó chịu.

Số lượng lớn interleukin-10 ở lá cây chứa chất chống viêm, miễn dịch cực tốt. Người bệnh có thể dùng trực tiếp mà không cần phải trải qua chiết xuất hay tinh chế.

Cây thuốc lá là khắc tinh của ung thư

Những kháng thể protein, gamma-globulin được tìm thấy ở cây thuốc lá đảm nhiệm nhiệm vụ nhận dạng, kết nối kháng nguyên (đây là một dạng cấu trúc hóa học bổ sung).

Chúng sẽ đẩy mạnh việc chống lại kháng nguyên từ tế bào khối u nên đem đến tín hiệu tích cực cho bệnh nhân bị ung thư.

Đặc trị các bệnh ngoài da

Thành phần collagen có trong lá cây thuốc lá tác động trực tiếp trạng thái da nên thường dùng để đặc trị các bệnh ngoài da. Bằng cách đắp lá vào vị trí bị tổn thương sẽ nhanh chóng làm lành các thương.

Hơn hết, collagen còn làm chắc khỏe da, tăng độ đàn hồi nên vừa giúp chữa vừa thúc đẩy quá trình tái tạo cho chấn thương gân hữu hiệu.

Người bị viêm khớp, chấn thương giãn dây chằng ở chân, tay, nhất định không nên bỏ qua bài thuốc từ cây thuốc lá.

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc lá

Khi đã tìm hiểu chi tiết về đặc tính cây thuốc lá, chắc hẳn bạn đang thắc mắc về cách thức ứng dụng để trị bệnh như thế nào sao cho phù hợp đúng không nào?

Tham khảo các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc lá:

1. Làm lành vết đứt chảy máu, bị côn trùng cắn

Cách 1: Lấy lá tươi vò nát, đắp trực tiếp lên vết chảy máu rồi băng lại, lập tức giúp cẩm màu hiệu quả.

Cách 2: Giã nát lá cây thuốc lá, cùng lá cây cứt lợn, liều lượng 20:80 để đắp vào vị trí công trùng cắn.

Cách 3: Chuẩn bị lá cây thuốc lá, lá tre non, tỷ lệ 20:40 rồi phơi khô, tán bột mịn. Gạo tẻ rang giòn, tán bột mịn. Trộn đều nguyên liệu, rắc lên vết thương, băng lại.

Cách 4: Lá thuốc lá lấy về, giã nát, dùng nước cốt nguyên chất bôi lên vết bỏng để làm dịu.

Cách 5: Khi bị chảy máu, dùng 1 nhúm thuốc lá thái sợi phơi khô (loại đã qua chế biến thành phẩm cho người hút thuốc) đắp lên vết thương. Dùng băng cố định hoặc vải mỏng buộc lại giúp cầm máu và chống nhiễm trùng.

2. Phòng chống đỉa cắn

Trước khi đến các khu vực có nhiều đỉa, để phòng chống bị cắn, bạn hãy giã nát 10g lá thuốc lá, thêm 10g bồ hoàng, 20g vôi tôi và bôi đều lên da.

3. Trừ rệp, bọ từ động vật, gia cầm

Chỉ cần lấy ít lá cây thuốc lá, rải xuống phía dưới chiếu, nệm, bạn sẽ không còn phải lo lắng đến việc cơ thể ngứa ngáy, khó chịu do rệp, bọ hoành hành.

4. Chữa sâu quảng

Từ lá thuốc lá, bạn đem giã nát (chừng 50g), cùng với 50g lá chanh, 20g quả hồi để đắp lên chỗ bị sâu quảng.

5. Trị bệnh ngoài da

Người bị bệnh ghẻ hay ký sinh trùng trên da, dùng lá thuốc lá nấu thành nước đặc rồi rửa.

Bệnh ngoài da khi lựa chọn cây thuốc lá đồng hành, cần thiết lập chế độ vệ sinh da thật sạch sẽ, không dùng nước quá nóng, quá lạnh, tránh kỳ cọ mạnh, không tắm quá lâu.

Tránh tiếp xúc trực tiếp ánh nắng mặt trời, bảo vệ làn da trước khi da ngoài để đảm bảo đạt kết quả trị bệnh tốt nhất.

6. Chữa bệnh thấp khớp

Cây thuốc lá thu hái về, sắc lấy nước để xoa bóp lên khu vực xương khớp đau nhức. Tác dụng của cây thuốc lá phát huy tốt nhất khi người dùng áp dụng bài thuốc kiên trì trong thời gian dài.

Bạn sẽ không còn phải chịu đựng những cơn đau đớn ảnh hưởng đến sinh hoạt, chất lượng cuộc sống như trước nữa.

Những ai nên dùng cây thuốc lá?

Đối với những người bị đứt tay, sâu quảng, côn trùng cắn, mắc bệnh thấp khớp hay các bệnh ngoài da đều phù hợp để dùng cây thuốc lá.

Đối tượng không nên dùng cây thuốc lá

Không thể phủ nhận những giá trị tuyệt vời mà cây thuốc lá mang lại đối với đời sống lẫn sức khỏe con người. Nhưng, bạn nên biết rằng trong thành phần cây có chứa chất cực độc là nicotin.

Thế nên, sử dụng để trị bệnh phải tuân thủ đúng các quy định cần thiết mới tránh ngộ độc.

Tuyệt đối không dùng cho trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú, người mắc các bệnh lý ở mức độ nghiêm trọng.

Nếu không cẩn trọng, sẽ gây ra hậu quả đáng tiếc. Do đó, bạn nên lưu ý đến một vài vấn đề như sau:

  • Không tự ý áp dụng bài thuốc từ cây thuốc lá khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ, nhất là ở giai đoạn dùng thuốc tây y hoặc bài thuốc đắp ngoài da theo truyền miệng dân gian.
  • Nên thử về độ kích ứng để điều trị bệnh phù hợp bằng cây thuốc lá. Ngay khi nhận thấy các dấu hiệu khác lạ, lập tức dừng việc sử dụng lại, nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp để được hỗ trợ kiểm tra, có phương án xử lý kịp thời.
  • Chọn mua nguyên liệu phục vụ việc chữa bệnh tại địa chỉ cung cấp đáng tin cậy, loại bỏ nguy cơ mua phải hàng kém chất lượng, dễ bị mất tiền lại mang tật.

Cây thuốc lá và cây thuốc lào khác nhau như thế nào?

Cây thuốc lá và cây thuốc lào thực chất là tên gọi của cây thuốc lá, tùy theo từng địa phương vùng miền mà có nơi gọi là cây thuốc lá, hay gọi là cây thuốc lào. Vì vậy hai tên gọi này là một.

Hình ảnh cây thuốc lá

Cùng nhận biết cây thuốc lá qua một vài hình ảnh thực tế sau đây để việc sử dụng cây thuốc lá được chính xác, tránh nhầm lẫn với các loại cây khác.

Hình ảnh cây thuốc lá 

Hình ảnh cây thuốc lá

Hình ảnh cây thuốc lá còn nhỏ

Hình ảnh thu hoạch và sấy cây thuốc lá

Những thông tin chi tiết về cây thuốc lá được chúng tôi chia sẻ trên đây hi vọng sẽ giúp quý độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về loài cây này, cũng như biết rõ tác dụng của cây thuốc lá đối với sức khỏe. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây thuốc lá, cần tìm hiểu thật kĩ để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cây Thuốc Nam – Tags: cây thuốc lá

  • Công dụng và cách sử dụng Rễ, Lá, Hoa Bồ Công Anh

  • Đinh lăng có những loại nào tốt nhất hiện nay?

  • Tác dụng, cách dùng và cách ngâm rượu củ, thân, lá đinh lăng

  • Tìm câu trả lời: Tác hại của nước lá vối là gì? Uống nước lá vối hại thận đúng không?

  • Cây thông đất: Những công dụng chữa bệnh hiệu quả được nhiều người áp dụng

  • Thực hư tác dụng của cây tầm bóp [Có Thể Bạn Chưa Biết]

  • Những ai không nên uống nước lá vối? Kẻo mang họa vào người