Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

[Chuyên Gia Trả Lời] Tác dụng của lá vối? Uống nước lá vối trị được bệnh gì?

Uống nước lá vối đã trở thành một “thói quen” của nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn trong những năm gần đây? Vậy tác dụng của lá vối là gì? Uống nước lá vối tươi chữa được bệnh gì? Có rất nhiều người “nghiện” uống nước lá vối mỗi ngày?  Những sự thật về tác dụng của lá vối sẽ được chúng tôi tiết lộ trong bài viết dưới đây.

Nội Dung Chính

Cây vối là cây gì?

  • Tên khoa học của cây vối là Clesitocalyx operculatus.
  • Thuộc họ Sim (Myrtaceae).

Cấy lá vối hay còn gọi là cây vối, thuộc loại cây thân gỗ, có chiều cao từ 10-15m, vỏ thân cây có màu nâu xám, nứt dọc và phân cành. Cành non dẹt, sau thành hình trụ, có lớp vảy.

Lá vối mọc đối, phiến lá có hình bầu dục, hai mặt lá đều có màu xanh lục nhạt, có đốm nâu, dài 9-18cm, rộng 4-8cm. Đầu lá nhọn, gốc lá thuôn, mép lá không có răng cưa, không có lông, có gân lá 8-10 đôi. Cuống lá dài 3-4mm, có cánh ở phía đỉnh.

Hoa mọc thành cụm, cụm hoa có hình chùy thường mọc ở nách lá đã rụng.Hoa vối không có cuống, có màu trắng, lục nhạt.Quả vối nhỏ, có hình trứng hay hình bầu dục, nhăn nheo, có đường kính 7-12mm, khi chín có màu tím sậm giống quả sim, có dịch bên trong.

Lá vối, nụ vối và cành non đều có mùi thơm dễ chịu.Vối có 2 loại là vối nếp và vối tẻ.Vối nếp có lá nhỏ, màu ngà vàng, còn vối tẻ có lá to, màu xanh đậm. Khi uống, nước vối nếp đậm đà và thơm hơn vối tẻ.

Thành phần hóa học của cây lá vối

  • Lá vối, nụ vối có chứa tanin, vitamin và một số chất khoáng, còn có 4% tinh dầu có mùi thơm.
  • Trong nụ vối có các hoạt chất (chủ yếu là polyphenol), có khả năng ức chế hoạt tính của men alpha-glucosidase, làm chậm quá trình hấp thụ đường, do đó kiểm soát đường huyết trong cơ thể.
  • Beta-sitosterol có trong nụ vối có khả năng điều hòa chuyển hóa cholesterol, hỗ trợ giảm mỡ máu.
  • Chất kháng sinh có trong lá vối diệt được nhiều loại vi khuẩn như vi khuẩn bạch cầu, Streptococcus, Salmonella, Bacillus subtilis,…

Trong đông y, lá vối có vị đắng hơi cay, tính mát, ít độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu. Nước lá vối đặc có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, sát trùng.

Tác dụng chữa bệnh của lá vối

Với những thành phần hóa học có trong lá vối, uống nước lá vối có tác dụng hỗ trợ và điều trị nhiều chứng bệnh như:

1. Chữa đầy, trướng bụng, ăn không tiêu

Bài thuốc 1: Lấy 6-12g vỏ thân cây gối, sắc lấy nước đặc uống 2 lần trong ngày.

Bài thuốc 2: Lấy  12g vỏ thân cây gối, 8g bán hạ chế, 8g cam thảo và 8g cát sao sâm, sắc lấy nước uống.

2. Viêm đại tràng mãn tính, đau bụng âm ỉ và hay đi phân sống

Rửa sạch và xé nhỏ khoảng 200g lá vối tươi, cho vào 2 lít nước đun sôi, ngâm lá khoảng 1 giờ rồi uống thay nước.

3. Chữa tiêu chảy

Bài thuốc 1: Lấy 3 cái lá vối tươi, 8g vỏ ổi rộp, 10g núm quả chuối tiêu. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, mỗi lần sắc với 400ml nước. Sắc cho đến khi còn 100ml thì chia thành 2 lần uống trong ngày. Liệu trình 2-3 ngày.

Bài thuốc 2: Lấy 100g vỏ thân cây vối, 100g vỏ sung, 100g lá phèn đen, 100g lá ổi, 50g vỏ cây đại, 50g hạt vải, 30g quế. Đem tất cả sấy khô, tán bột mịn. Đem hỗn hợp bột luyện thành hồ rồi vê thành viên bằng hạt đỗ. Mỗi lần uống 12g, uống 2 lần trong ngày.

4. Chữa thấp chẩn cấp và mạn tính

Lấy 50g lá vối tươi, 50g lá kinh giới, đun lấy nước rửa vết loét, kết hợp thuốc bôi.

5. Chữa lở ngứa, chốc đầu

Lấy 1 nắm lá vối, nấu nước để tắm rửa chữa lở ngứa và gội đầu chữa chốc lở.

6. Làm giảm mỡ máu, giảm cholesterol

Hãm 15-20g nụ vối với nước sôi uống tahy tà hoặc đun trực tiếp thành nước đặc uống 3 lần trong ngày. Nên uống thường xuyên để đạt hiệu quả.

7. Điều trị bệnh tiểu đường

Sắc lấy nước từ 15-20g nụ vối, uống 3 lần trong ngày hoặc cho vào hãm như trà uống thay nước.

8. Chữa bệnh viêm gan, vàng da

Mỗi ngày sắc 200g rễ cây vối lấy nước uống.

9. Chữa bỏng

Lấy vỏ cây gối cạo vỏ rửa sạch, giã nát, hòa với nước sôi rồi bôi hỗn hợp lên vết bỏng. Với tác dụng làm giảm tiết dịch, dịu đau và hết phồng rộp.

10. Chữa viêm da, ngứa

Đun nước vối đặc, trực tiếp bôi lên vết ngứa.

11. Chữa cảm lạnh làm bụng đầy, thân thể mệt mỏi

Lấy 16g lá vối khô, 16g trần bì và 8g cam thảo, tán thành bột. Thêm 3 lát gừng tươi, ngày sắc uống hoặc uống 25-30g bột với nước.

13. Hỗ trợ điều trị ở bệnh nhân bị gout

Sắc lấy nước uống từ lá vối hoặc nụ vối. Có tác dụng hỗ trợ tiêu tích, làm tan các chất uric đào thải ra ngoài nên góp phần điều trị bệnh guot.

Nó chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa bệnh. Chứ không chữa bệnh hoàn toàn. Nên người bệnh vẫn nên được điều trị bằng phương pháp y tế. Và kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý.

14. Giúp lợi sữa

Ngay từ những ngày đầu thai kỳ, các mẹ bầu nên có thói quen uống nước vối. Để có cơ thể khỏe mạnh và lợi sữa khi sinh con.

15. Hỗ trợ tiêu hóa ở mẹ bầu

Lá vối sắc lấy nước hoặc hãm như trà. Sẽ giúp các mẹ bầu dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn hàng ngày. Đồng thời tăng cảm giác ngon miệng, kích thích hệ tiêu hóa. Từ đó đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe cho mẹ và em bé trong bụng.

16. Giải khát, lợi tiểu, đào thải độc tố trong cơ thể

Dùng nước lá vối đun hoặc hãm như trà uống trong ngày như một loại nước giải khát. Nó giúp thanh nhiệt và giải độc cho cơ thể.

17. Phụ nữ sau sinh nhanh săn bụng và ăn ngủ tốt

Lá vối đun nước uống hàng ngày thay nước lọc. Giúp đánh tan mỡ thừa, eo săn chắc và còn làm đẹp da, hết mụn.

18. Chữa đái tháo đường

Lấy 20-30g lá vối hãm hoặc đun lấy nước uống trong ngày.

19. Giải độc lá ngón

Lấy 1 nắm lá vối tươi giã nát, thêm ít nước. Ép lấy nước cốt, uống hoặc trực tiếp bơm vào dạ dày.

Lá vối có công dụng gì

Uống lá vối có giảm cân không?

Theo các chuyên gia phân tích thì việc giảm cân bằng nước lá vối là hoàn toàn có căn cứ, bởi trong lá vối có chứa thành phân popyphenol có khả năng gây ức chế men alpa glucosidase làm giảm sự thấp thu đường trong thức ăn, làm chậm quá trình phân giải đường.. từ đó giúp giảm cân tốt.

Bài thuốc sử dụng lá vối giảm cân:

Bài thuốc 1: Lấy lá vối hoặc nụ vối, hãm như trà với 1 lít nước. Ủ trong 1 giờ là có thể uống được, uống thay nước.

Bài thuốc 2: Đun sôi 1 lít nước với lá vối hoặc nụ vối. Sau đó cho thêm 1 nắm hoa hòe cho nước sôi trở lại, để nguội uống thay nước.

Những lưu ý – tác hại khi sử dụng Lá vối

Lá vối tươi có khả năng trị bệnh cao hơn so với lá vối đã ủ hoặc phơi khô. Tuy nhiên, do chất kháng viêm và kháng khuẩn trong lá vối tươi rất mạnh. Nên có thể dẫn tới tình trạng hao huyết và tiêu diệt cả những vi khuẩn có lợi.

Vì vậy nên dùng lá vối khô để pha nước uống. Đối với những người quá gầy, sức khỏe bị suy nhược thì không nên dùng lá vối hoặc nụ vối để chữa bệnh.

Khi uống nước vối cần chú ý:

Không uống nước vối quá nhiều mà chỉ nên uống mỗi ngày 1 ấm hoặc 1 ly nước vối. Vì sẽ ảnh hưởng đến hệ bài tiết.

Không uống nước lá vối khi bụng đói và không được uống nước vối quá đặc. Do tác dụng kích thích tiêu hóa, sẽ làm nhu động ruột hoạt động nhiều. Và gây cảm giác mệt mỏi, mất năng lượng,…

Để đạt hiệu quả tốt nhất, cần kết hợp thêm chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể thao.

Trước khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh trên, người bệnh cần hiểu rõ về tình trạng sức khỏe của mình và nhận được tư vấn của bác sĩ.

Bật mí cách hãm lá vối thơm ngon, màu nước đẹp

Để sử dụng nước lá vối chữa bệnh hay giảm cân, thì cách hãm lá vối ngon cũng vô cùng quan trọng. Biết cách hãm lá vối tươi và lá vối khô đúng chuẩn sẽ làm tăng vị thơm ngon của nước lá vố cũng như màu nước xanh trong đẹp.

Cách hãm lá và nụ vối khô

Với cách hãm lá vối khô, bạn cần khoảng: 200gr lá vối khô, 2 lít nước sôi

Bước 1: Lá vối khô mua về, rửa sạch qua một lần nước, để ráo.

Bước 2: Bắc nồi lên đun nước thật sôi. Sau đó cho lá vối khô vào, đun khoảng 1 phút thì tắt bếp, hãm trong khoảng 1 giờ là dùng được. Bạn có thể dùng nóng hay lạnh tùy sở thích.

Các hãm lá vối tươi

Cách 1: Ở cách này, người ta đi hái lá vối tươi về sau đó đem về rửa sạch. Lá đem cắt làm 3 sau đó ngâm trong nước sạch khoảng 3 ngày, mỗi ngày thay nước 1 lần. Sau 3 ngày thì lại vớt lá vối ra rửa sạch lại lần nữa rồi phơi khô. Sau khi phơi khô thì cất lá vối vào túi nilong rồi buộc kín lại. Khi nào uống thì mở túi lấy ra một ít là được. Với cách ủ này các bạn sẽ có lá vối khô để uống quanh năm

Cách 2: Ủ lá vối sẽ giúp cho nước lá vối khi hãm ngon hơn do trong quá trình ủ đã phá hủy được nhựa và chất diệp lục – nguyên nhân chính khiến lá vối bị ngái

Hình ảnh nhận biết cây lá vối

Tham khảo hình ảnh nhận biết cây lá vối chính xác nhất để việc sử dụng cây lá vối chữa bệnh, uống nước lá vối đảm bảo an toàn cho sức khỏe người sử dụng.

Hình ảnh cây lá vối.

Cây lá vối quả có màu xanh nhạt, tròn

Quả cây vối khi chín sẽ có màu đen mọng nước.

Những công dụng tuyệt vời của lá vối mang lại cho sức khỏe con người vô cùng hữu ích phải không nào. Việc sử dụng nước lá vối tươi, khô cần tùy thuộc vào từng đối tượng và sức khỏe người sử dụng. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân, trước khi sử dụng nước lá vối cần tham khảo ý kiến của bác sĩ và xác định đúng tình trạng sức khỏe của cơ thể.

Cây Thuốc Nam – Tags: tác dụng của lá vối

  • Cây Bồ Đề: Loại cây tâm linh có tác dụng chữa bệnh hiệu quả

  • [Sự Thật] Tác dụng của Cây Bìm Bịp chữa xương khớp, bệnh ung thư

  • [Kỳ Diệu] Với hơn 10+ dụng dụng chữa bệnh từ Cây Dành Dành

  • Cây Gừng – Loại thảo dược chữa được nhiều bệnh hay

  • Cây Chà Là – Loài cây ăn trái ngon và có tác dụng tốt đối với sức khỏe

  • Tác dụng của Cây Hoàn Ngọc [Những điều mà thầy thuốc không tiết lộ]

  • Cây Lạc Tiên – Vị thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả nhất

Uống nước lá vối đã trở thành một “thói quen” của nhiều gia đình từ thành thị đến nông thôn trong những năm gần đây? Vậy tác dụng của lá vối là gì? Uống nước lá vối tươi chữa được bệnh gì? Có rất nhiều người “nghiện” uống nước lá vối mỗi ngày?  Những sự thật về tác dụng của lá vối sẽ được chúng tôi tiết lộ trong bài viết dưới đây.