Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

[GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] uống nước sả có tác dụng phụ không?

Uống nước sả có tác dụng phụ không? Đây là thắc mắc của khá nhiều độc giả thích tìm hiểu những bài thuốc Nam. Như các bạn đã biết, nước sả có khá nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh, nâng cao sức khỏe. Vấn đề này ở bài viết trước, hotmeal.vn đã chia sẻ cùng các bạn. Nay chúng tôi giải đáp thêm thắc mắc Uống nước sả có tác dụng phụ không? Cùng chia sẻ nhé !

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây sả

Mô tả:

Cây sả thuộc chi sả. Chi này chứa khoảng 55 loài trong họ Poceae, có nguồn gốc vùng nhiệt đới và ôn đới. Nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Sả được biết đến là loài cỏ sống lâu năm, mọc thành bụi bị cao từ 80cm đến 100cm. Lá của cây sả rất dài và hình dạng giống lá lúa. Thân cây sả có màu trắng hoặc hơi tím. Toàn cây toát ra mùi hương đặc trưng của sả. Mùi hương này rất dễ chịu và khả năng đuổi các loại côn trùng như muỗi.

Đặc tính của sả

Theo Đông Y, sả là loại cây có mùi thơm,
vị thanh ngọt ngọt và tính ấm. Chính bởi vậy mà nó có tác dụng thông
kinh lạc tiêu thũng, tán hàng giải biểu và khả năng đuổi côn trùng.

Theo các nghiên cứu về cây sả thành phần
dược lý của có đến 0,46% đến 0,55% là tinh dầu thơm, 65% đến 85% là
citral và geraniol chiếm 40%. Vì thế mà cây sả được sử dụng rộng rãi để
làm thuốc và chăm sóc sắc đẹp.

Uống nước sả có tác dụng gì?

Với những đặc tính vừa nói trên vậy uống nước sả, uống nước sả gừng mỗi ngày có tác dụng gì cho sức khỏe con người:

Giảm nguy cơ ung thư

Theo các nghiên cứu mới đây chất citral có trong cây sả có khả năng làm giảm sự hình thành của các tế bào gây ung thư. Khả năng này có được khi citral kết hợp với các thành phần chống oxy hóa trong sả. Sự kết hợp này làm chết các tế bào ung thư hình thành trong cơ thể. Mà nó hoàn toàn không gây hại cho các tế bào bình thường khác.

Vậy bạn có thể uống nước cây sả hằng ngày để phòng chống bệnh ung thư. Lưu ý, sả không trị được bệnh ung thư. Mà nó chỉ có tác dụng phòng chống và hỗ trơ trị bệnh ung thư. Nếu sử dụng nước sả trong quá trình trị bệnh ung thư bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ.

Giảm huyết áp

Ngoài giảm nguy cơ ung thư uống nước sả
có tác dụng gì nữa cho sức khỏe. Sả khi được chế biến thành trà sả có
tác dụng giảm huyết áp. Theo một nghiên vào năm 2012, so sánh giữa hai
nhóm người uống trà sả và trà xanh. Kết quả cho thấy những người uống
trà xanh có huyết áp ổn định và nhịp tim thấp hơn. Điều nay có thể cho
thấy rằng sả có thể làm giảm huyết áp và tránh được nguy cơ mắc các bệnh
về tim mạch

Thúc đẩy quá trình tiêu hóa

Bạn nên uống nước cây sả mỗi ngày nếu
bạn gặp các vấn đề tiêu hóa kém, chậm tiêu hay đầy bụng. Bởi các hợp
chất có trong sả có thể tiêu diệt vi khuẩn trong đường tiêu hóa. Điều
này giúp loại bỏ khí từ ruột, ngăn ngừa sự đầy hơi. Ngoài ra nó còn kích
thích tiêu hóa, khư mùi hôi miệng, giảm đờm.

Nghiên cứu của Viện Sức khoẻ quốc gia
Hoa Kỳ đac cho thấy sả cũng có hiệu quả tốt trong việc chống viêm loạt
dạ dày. Bới các thành phần trong sả giúp bảo vệ lớp lót dạ dày chống lại
các nguyên nhân gây viêm loét dạ dày.

Điều chỉnh lượng Cholesterol trong máu

Cholesterol cao sẽ hình thành các cục mỡ
trong máu gây ra bệnh máu nhiễm mỡ và các bệnh về tim. Vậy làm sao để
phòng chống được điều đó? Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn cho phù hợp
các bạn có thể dùng nước cây sả. Mỗi ngày một ly trà sả bạn có thể chống
tăng lượng Cholesterol trong máu và duy nó ở mức ổn định.

Giúp giảm cân

Nước cây sả có thể giúp bạn giảm cân.
Tác dụng này của cây sả chưa được nghiên và công bố. Tuy nhiên, phương
pháp giảm cân bằng nước cây sả đã được người Thái Lan áp dụng rất hiệu
quả. Bởi nó thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Và nó có khả năng cắt giảm
calo trong món ăn. Để có hiệu quả tốt nhất cho việc giảm cân bạn nên
kết hợp việc uống nước sả với chế độ ăn hợp lý.

Uống nước sả có tác dụng phụ không?

Có thể thấy, nước sả an toàn cho hầu hết mọi người khi uống đúng liều lượng. Và uống nước sả có tác dụng chữa trị bệnh ngắn hạn.

Tuy nhiên, kích ứng da, khó chịu thường sẽ rất hiếm khi hoặc nếu có
là những người quá nhạy cảm và chỉ có tác dụng phụ ở mức độ không đáng
kể.

Còn nếu có thắc mấc nào về việc uống nước sả có tác dụng phụ không, thì nên tham khảo ý kiến của thầy thuốc hoặc bác sĩ.

Với phụ nữ có thai và đang cho con bú, trẻ nhỏ cần cân nhắc kĩ trước khi  uống nước sả nhé.

Lưu ý khi dùng nước sả

Khi dùng sả và áp dụng các bài thuốc trị bệnh từ loại dược liệu này, người dùng nên lưu ý một số điểm sau:

  • Trước khi sử dụng, người dùng cần
    rửa sả sạch sẽ, có thể sử dụng thuốc tím để loại bỏ mầm mống sâu bệnh,
    vi trùng, thuốc trừ sâu,…
  • Trước khi áp dụng các bài thuốc từ
    sả, người bệnh nên tham khảo ý kiến, xin lời khuyên của bác sĩ chuyên
    khoa. Công hiệu của bài thuốc còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
    Nếu cơ địa người bệnh không hợp với bài thuốc, người bệnh có thể sẽ gặp
    phải những tác dụng không mong muốn, thậm chí phản tác dụng.
  • Cây sả có tính ấm, giúp người bệnh
    tiết mồ hôi, nên thích hợp cho việc chữa các bệnh do hàn (lạnh) gây ra.
    Vì vậy, những trường hợp như cảm lạnh, rét run, không ra mồ hôi, ho, hắt
    hơi,… có thể áp dụng các bài thuốc từ cây sả.
  • Người bị cảm nhiệt, cảm nắng không nên dùng các bài thuốc từ sả để xông hoặc uống. Người bệnh có thể sẽ bị hao khí và tân dịch.

Tóm lại, cây sả là một loại gia vị quen thuộc của người Việt trong bữa ăn hàng ngày. Bên cạnh đó, sả còn là một loại dược liệu dùng để chế biến các bài thuốc đông y trị bệnh. Cây sả có nhiều tác dụng nhưng tùy cơ địa từng người. Khi có nhu cầu dùng các bài thuốc từ cây sả, người bệnh nên trao đổi, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng xem uống nước sả có tác dụng phụ không? Chúc các bạn luôn mạnh khỏe !

  • Xem thêm: Uống nhiều nước sả có tốt không? Tác dụng của nước sả là gì?

Cây Thuốc Nam – Tags: tác dụng của nước sả

  • [MÁCH BẠN] cách nấu nước sả chanh gừng đúng cách

  • Cây Duối chữa rắn cắn: bài thuốc hay bạn không nên bỏ qua

  • Tìm hiểu những tác dụng Sâm Bố Chính trong việc chữa bệnh

  • [MÁCH BẠN] cách ngâm rượu Sâm Bố Chính tươi CHUẨN NHẤT

  • [TÌM HIỂU] giá thu mua Sâm Bố Chính CHUẨN NHẤT

  • Sâm Bố Chính có mấy loại? Đặc điểm và tác dụng của nó thế nào?

  • Cây bìm bịp chữa bệnh gì ? Những công dụng bạn không ngờ tới