Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Những tác hại của câu kỷ tử bạn nên biết để phòng tránh

Câu kỷ tử là một thần dược với nhiều tác dụng trong việc chữa bệnh hay bồi bổ sức khỏe không ai có thể phủ nhận. Tuy nhiên, bên cạnh những tác dụng thần kì đó, câu kỷ tử cũng có một số tác hại khôn lường. Hãy chia sẻ bài viết sau đây để tìm hiểu những tác hại của câu kỷ tử để biết đường mà phòng tránh.

Nội Dung Chính

Đặc điểm của câu kỷ tử

Mô tả:

Kỷ tử có tên khoa học Lycium barbarumL, thuộc loại quả mọng. Đây là vị thuốc quý còn được gọi bằng tên câu kỷ tử, khởi tử, địa tiên, thiên tinh, khước lão…

Cây kỷ tử mọc thành bụi, cao chừng 0.5-1m, phân thành nhiều cành. Khi quan sát kỹ, chúng ta sẽ thấy gai mọc ở kẽ lá. Lá mọc cách hình vòng, hình mũi mác, cuống ngắn.

Hoa nhỏ, đài hình chuông, cuống dài. Quả hình trứng dài, căng mọng, nhẵn, khi chín mang màu đỏ sẫm đẹp mắt. Bên trong quả là các hạt thân dẹt.

Phân bố, thu hái, chế biến

Cây câu kỷ tử xuất hiện nhiều ở các nước
châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản… Trước đây, nước ta thường phải nhập
khẩu từ Trung Quốc về để đáp ứng nhu cầu. Song thời gian gần đây nhân
dân vùng núi phía Bắc đã bắt đầu trồng lấy quả làm thuốc.

Kỷ tử có thể trồng bằng cách dâm cành hoặc gieo hạt. Sau khoảng 3 năm
cho thu hoạch, thời điểm tháng 8-10 hàng năm, lúc quả đã chín đỏ.

Thực vật làm thuốc sau khi thu hái, người ta phơi trong bóng râm cho
đến khi vỏ nhăn mới đem phơi ra ngoài nắng to. Quả tươi có thể ngâm
rượu, hoặc hạt kỷ tử sấy khô, tán bột, sử dụng bằng cách thức khác nhau tùy thuộc từng mục đích cụ thể.

Thành phần hóa học

Thành phần của kỷ tử có chứa nhiều loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể gồm: vitamin A, C, chất xơ, kẽm, sắt, chất chống oxy hóa… Chưa dừng lại ở đó, quả kỷ tử còn quy tụ 8 loại axit amin thiết yếu, lượng protein cao.

Công dụng dược lý của câu kỷ tử

Kỷ tử trong Đông y đóng vai trò như vị
thuốc quan trọng, mang tính bình, vị ngọt, tác động vào ba kinh Can,
Thận, Phế. Thường được dùng chữa can thận âm suy, hoa mắt chóng mặt,
lưng gối mỏi yếu, di tinh, vô sinh…

Trong khi đó, y học hiện đại chỉ ra rằng cây kỷ tử tác dụng tăng
cường miễn dịch, giảm mỡ máu, chống đọng mỡ ở té bào gan, xúc tiến quá
trình tạo máu, ngăn chặn lão hóa…

Những tác hại của câu kỷ tử bạn nên biết để phòng tránh

Dẫu rất tốt cho sức khỏe, quả kỷ tử tồn tại một số bất lợi mà bạn cần chú ý đến, chẳng hạn như:

1. Tương tác với thuốc

Câu kỷ tử có thể tương tác với một số loại thuốc. Nếu bạn
đang dùng warfarin (chất làm loãng máu), bạn không nên sử dụng loại quả
này. Ngoài ra, câu kỷ tử cũng có thể gây ra tương tác xấu với thuốc trị
bệnh đái tháo đường và thuốc trị huyết áp. Để đảm bảo tính an toàn, bạn
hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

2. Gây dị ứng

Những người bị dị ứng phấn hoa phải tránh xa quả câu kỷ
tử. Chúng có thể khiến bạn nhạy cảm ánh sáng, từ đó hình thành phát ban
trên da khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.

3. Nguy hiểm với mẹ bầu

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo tuyệt đối không ăn quả
kỷ tử vì chúng có thể gây sảy thai. Ngoài ra, nếu đang cho con bú, loại
quả này cũng sẽ không thích hợp bởi sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiết sữa.

Đối tượng không nên dùng câu kỷ tử

Công dụng của kỷ tử mang lại cho sức
khỏe con người vô cùng đáng giá. Tuy nhiên, nếu không cẩn trọng và sử
dụng thích hợp, rất dễ gây ra một số bất lợi.

Do đó, những người không nên tránh kỷ tử bao gồm: bệnh nhân đang dùng
chất làm loãng máu warfarin, thuốc trị huyết áp, đái tháo đường; người
bị dị ứng phấn hoa; mẹ bầu và đang cho con bú.

Trên đây hotmeal.vn đã chia sẻ cùng các bạn những tác hại của câu kỷ tử bạn nên biết để phòng tránh. Nhìn chung những tác dụng phụ của câu kỷ tử không quá trầm trọng đối với công dụng của sản phẩm mang lại cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, bạn nên để phòn tránh vẫn hơn.

  • Xem thêm: Câu kỷ tử là gì? Tác dụng của câu kỷ tử đối với da mặt và giảm cân

Cây Thuốc Nam – Tags: tác dụng của câu kỷ tử

  • [TƯ VẤN] cách làm trà sả thơm ngon, nóng hổi tại nhà

  • [GIẢI ĐÁP THẮC MẮC] uống nước sả có tác dụng phụ không?

  • [MÁCH BẠN] cách nấu nước sả chanh gừng đúng cách

  • Cây Duối chữa rắn cắn: bài thuốc hay bạn không nên bỏ qua

  • Tìm hiểu những tác dụng Sâm Bố Chính trong việc chữa bệnh

  • [MÁCH BẠN] cách ngâm rượu Sâm Bố Chính tươi CHUẨN NHẤT

  • [TÌM HIỂU] giá thu mua Sâm Bố Chính CHUẨN NHẤT