Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

[GIẢI MÃ] thực hư tác dụng của cây tầm gửi trên cây na

Tác dụng của cây tầm gửi trên cây na là gì? Thực hư của nó ra sao? Tầm gửi trên cây na có thực sự mang những tác dụng tuyệt vời trong việc phòng, chữa bệnh, nâng cao sức khỏe không? Cùng hotmeal.vn giải mã điều này thông qua bài viết sau đây nhé !

Nội Dung Chính

Đặc điểm của cây tầm gửi nói chung, cây tầm gửi trên cây na nói riêng

Mô tả

Có tên khoa học là Loranthaceae, tên tiếng Anh là Misteltoe, tiếng Hi lạp là Phoradendron, có nghĩa là kẻ trộm trên cây. Là loại cây sống bám ký sinh trên thân cây chủ, hấp thu dưỡng chất từ cây chủ để lớn lên.

Cây tầm gửi

Tầm gửi sống ký sinh trên nhiều loại cây khác nhau, như: cây bưởi, cây gạo, cây khế,… Vì vậy mà tùy thuộc vào mỗi cây chủ mà nó có đặc điểm và vị thuốc khác nhau. Tuy nhiên đặc điểm chung của loài cây này đều là loài cây thân leo hoặc cây thân gỗ nhỏ.

Tầm gửi có phần rễ bám chặt trên thân cây chủ. Thực chất phần rễ này giúp cây bám trụ và hấp thụ dinh dưỡng để trưởng thành. Cành của tầm gửi rất giòn, thương chia thành các đốt hoặc dây trơn. Lá tầm gửi dài, mọc đối xứng với nhau hoặc chụm thàng 3 lá với các phiến lá hình mác hoặc oval. Hoa của tầm gửi có màu trắng. Nó có thể hao lưỡng tính hoặc hoa đơn mọc ở kẽ lá.

Phân bố cây tầm gửi

Tầm gửi phần bố rộng khắp các địa phương. Nó chủ yếu sống ký sinh vào một số cây như cây dâu tằm, cây na, cây gạo, cây bưởi, cây đa,. Tuy nhiên hiệ n này nó rấ khó để tìm thấy trên các loại thân cây này. Bởi đất trồng ngày bị giảm. Hoặc người dân trồng để thu hoạch quả, họ sẽ loại bỏ tất cả những cây sống ký sinh để không ảnh hướng đến năng xuất cây trồng.

Thực hư tác dụng của cây tầm gửi trên cây na

Cây na (Miền Nam còn gọi là cây phan lệ chi). Theo kinh nghiệm dân gian quả na là một vị thuốc có công dụng bồi bổ cơ thể.

Còn các bộ phận khác trên cây na như lá, thân và rễ na không dùng làm thuốc uống mà chỉ dùng để bôi và đắp ngoài da. Nhất là hạt na do có độc nên chỉ dùng ngoài da để đuổi chấy rận.

Chính vì lý do đó mà dân gian không sử dụng tầm gửi trên cây na để làm thuốc. Trong các tài liệu cổ về y học cổ truyền có đề cập đến công dụng của cây tầm gửi khi sống trên từng loại cây như; tầm gửi gạo, tầm gửi dâu, tầm gửi mít, tầm gửi xoan… và rất nhiều loại tầm gửi khác. Nhưng tuyệt nhiên không đề cập đến tầm gửi na.

Công dụng chữa bệnh từ cây na có sẵn vườn nhà

Chữa ho, viêm họng

Để chữa ho và viêm họng, người ta dùng 50g quả na điếc, sinh địa 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, lá bạc hà 50g, cam thảo dây 25g, lá chanh 25g, lá táo 25g.

Tất cả nguyên liệu trên đem phơi khô, giã nhỏ, tán bột, rây mịn, rồi trộn với 150g đường kính nấu thành sirô để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn ngày sử dụng 6 – 8 viên, chia làm 2 lần, liên tục trong từ 3 – 5 ngày sẽ đỡ được bệnh viêm họng và ho.

Trừ chấy, rận

Để loại bớt chấy rận ra khỏi tóc và cơ thể bạn có thể dùng hạt na. Theo dân gian bạn hãy lấy hạt na giã nhỏ trộn với rượu hoặc giấm để vò đầu, xát vào chân tóc, sau đó bịt khăn lại, ủ tóc trong 15 phút rồi gội đầu để trừ chấy. Hoặc lấy hạt na giã nhỏ, chắt lấy nước ngâm quần áo để diệt rận.

Tẩy giun

Thời xưa, để tẩy giun, ông bà ta thường dùng 30-50g rễ na thái nhỏ, rửa sạch, sao qua và sắc với 300ml. Nước này sắc cạn lấy 100ml nước đặc bà uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ có thể diệt giun, sán ký sinh trong cơ thể.

Trị mụn nhọt sưng tấy

Khi có mụn nhọt, sưng tấy, bạn có thể lấy một lượng lá na vừa đủ, cùng với lá bồ công anh, giã nát đắp lên vùng có mụn nhọt liên tục trong nhiều ngày (mỗi ngày 3 lần). Hỗn hợp lá na, bồ công anh giúp hút mụn, mụn khô đầu, giảm viêm sưng.

Chữa bong gân

Khi bạn bị ngã, trẹo chân dẫn tới bong gân, bạn có thể dùng 20g lá na, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả đem giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi (mỗi ngày đắp một lần).

Quả na, lá na, rễ na… là thành phần trong một số bài thuốc chữa bệnh quen thuộc, an toàn ít tác dụng phụ.

Trong quả na có chứa có 72% glucose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C, 0,08% tinh dầu. Hạt chứa 40% tinh dầu, trong đó các axít béo chiếm tỷ lệ lớn. Vỏ và rễ na chứa axít hydrocyanic.

Theo Đông y, na chín rất tốt cho người mới ốm dậy, người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, na còn có công dụng trị mụn nhọt, viêm họng và ho…

Không chỉ có vậy, trong dân gian, na còn được dùng để diệt côn trùng, trừ chấy rận. Rễ và vỏ cây dùng để tẩy giun và lá na dùng trị sốt rét lâu ngày, bong gân…

Tác dụng của một số loại tầm gửi quen thuộc khác

Theo y học hiện đại, tầm gửi có tác dụng chống viêm, giảm đau, chống
ôxy hóa và bảo vệ gan. Và dưới đây là tác dụng cụ thể mà tầm gửi mang
lại cho chúng ta trong vấn đề điều trị bệnh chính là:

  • Tầm gửi sống trên cây dâu tằm: đây là vị thuốc bổ vào can và thận. có tác dụng bồi bổ thận, trừ phong thấp và mạnh gân cốt. Có thể dùng riêng tầm gửi đã sơ chế sắc lấy nước uống hoặc phối hợp với tục đoạn, cẩu tích,… để giúp bồi bổ thận.
  • Tầm gửi trên cây gạo: Đối với loại tầm gửi này có tác dụng điều trị bệnh viêm cầu thận, sỏi thận và bệnh suy giảm chức năng gan, gan nóng, phù thận. Khi dùng bài thuốc có chứa loại tầm gửi này sẽ giúp tăng sự bài tiết thải độc của gan.
  • Tầm gửi sống trên cây cúc tần sẽ cho hạt thuốc thỏ ty tử dùng rất tốt cho thận, dùng chữa di tinh, đái dầm và lietj dương. Dùng thỏ ty tử 8g, 16g thục địa, 12g lục giác giao, 12g đỗ trọng, 10g kỷ tử, 10g nhục quế, 8g sơn thù du, 8g phụ tử chế, 8g đương quy. Tất cả đem sắc lấy nước uống.
  • Tầm gửi sống trên cây mít rất tốt cho giúp điều trị chứng sốt rét, cơ thể lúc nóng lúc lạnh. Có thể kết hợp với thanh hao, thảo quả, binh lang,….
  • Tầm gửi sống trên cây chanh giúp điều trị ho khan, ho gió, ho có đờm. Khi dùng làm bài thuốc chữa ho có thể thêm vào các vị như: trần bì, xạ can, mạch môn điều chế dưới dạng nước uống, viên ngậm,…
  • Tầm gửi sống trên cây xoan có tác dụng điều trị các bệnh có liên quan tới đường ruột, kiết lỵ và táo bón.
  • Tầm gửi sống trên cây dẻ: Điều trị thấp khớp, viêm họng, bệnh ngoài da và dị ứng.

Trên đây hotmeal.vn đã cùng bạn tìm hiểu thực hư tác dụng của cây tầm gửi trên cây na. Các bạn biết đấy, tầm gửi trên một số cây xoan, câ dâu, cây gạo, cây khế có khá nhiều tác dụng trong việc phòng, trị bệnh. Riêng cây tầm gửi trên cây na chưa tìm thấy tác dụng hữu ích của nó. Do vậy khi sử dụng bạn nên lưu ý để bảo đảm tốt cho sức khỏe nhé !

  • Xem thêm: Cây Tầm Gửi là gì? Tác dụng của cây tâm gửi trong chữa bệnh

Cây Thuốc Nam – Tags: cây tầm gửi trên cây na

  • Tư vấn những công dụng của cây tầm gửi trên cây khế chua

  • Những tác dụng của cây tầm gửi trên cây dâu bạn đã biết chưa?

  • [MÁCH BẠN] cách ngâm rượu cây tầm gửi để tăng cường sức khỏe

  • Rau ngổ trị bệnh gì: cách sử dụng rau ngổ trong việc trị bệnh

  • Chia sẻ bí quyết sử dụng lá sen giảm cân đúng cách, an toàn

  • [CÙNG TÌM HIỂU] bí kíp uống nước lá sen đúng cách

  • Tác dụng mật ong hoa xuyến chi: đôi điều bạn đọc quan tâm