Latest Post

Real Madrid liệu có đủ khả năng trước cơ hội cú ăn 6 ở mùa giải 2022-2023… 20+ giỏ quà Tết 1 triệu Cao cấp – Độc lạ nhất thị trường theo quatetviet.com.vn

Tác dụng của Cây Hoàn Ngọc [Những điều mà thầy thuốc không tiết lộ]

Có những loài thực vật mọc dại ở khắp mọi nơi, nhưng khi nghiên cứu kĩ bạn sẽ phải “giật mình” với công dụng của nó. Trong đó phải kể đến tác dụng của cây hoàn ngọc, tuy là một cây mọc hoang nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây hoàn ngọc có tác dụng chữa các bệnh như: bệnh trĩ, bệnh tiêu chảy, bệnh đau dạ dày..

Cùng Chuyên mục Cây Thuốc Nam của Hotmeal.vn tham khảo chi tiết tác dụng của cây hoàn ngọc cũng như cách nhận biết cây hoàn ngọc chính xác nhất.

Nội Dung Chính

 

Cây hoàn ngọc là cây gì

Cây hoàn ngọc có tên khoa học là Pseuderanthemum (Nees) Radik., thuộc họ Ô Rô (Acathaceae).

Ngoài ra nó còn có tên gọi khác là cây xuân hoa, cây nhật nguyệt, cây con khỉ, cây thần tượng linh,… Hoàn ngọc có hai loại là hoàn ngọc trắng và hoàn ngọc đỏ.

Hoàn ngọc là một cây thuốc quý, thuộc dạng cây bụi sống nhiều năm, cao khoảng 1-2m. Thân cây non, màu xanh lục với nhiều cành mảnh. Thân già hóa gỗ màu nâu.

Lá mọc đối, dạng hình mũi giác, dài khoảng 12-17cm, cuống lá dài 1,5-2,5cm, phần gốc lá thuôn đầu nhọn, mép lá nguyên.

Cụm hoa là xim dài 10-16cm ở đầu cành, mang nhiều hoa màu trắng pha tím. Quả nang, chứa 4 hạt.

Cây hoàn ngọc đỏ: Lá non sẽ có ngọn màu hơi nâu hoặc nâu đỏ, trên bề mặt lá phủ lớp lông tơ, vị hơi chua chát. Lá già thì thường sẽ có màu xanh, mặt trên đậm hơn.

Cây hoàn ngọc trắng: Lá cây xanh cả 2 mặt, có nhiều dịch nhớt tiết ra.

Phân bố và thu hái cây hoàn ngọc

Cây được trồng phổ biến khắp cả nước, từ Bắc vào Nam, từ đồng bằng đến miền núi để làm thuốc.

Chỉ sau 20-30 ngày là cây cho ra rất nhiều lá, cây phát triển rất mạnh đặc biệt là vào mùa mưa. Có thể hái lá tươi để dùng hoặc phơi khô trong bóng râm để dùng dần. Ngoài ra rễ cây có từ 7 năm tuổi trở lên có thể đào về làm thuốc.

Thành phần hóa học của cây hoàn ngọc

Trong cây hoàn ngọc có chứa sterol, flavonoid, carotenoid, đường khử và acid hữu cơ. Lá tươi gồn các chất diệp lục 2,65mg, protein hòa tan 25,5mg, polysaccarid hòa tan 0,8%, canxi 875,5mg%, magie 837,6mg%, kali 587,5mg%, natri 162,7mg%, sắt 38,75mg%, nhôm 37,5mg%, đồng 0,43mg%, mangan 0,34mg%, niken 0,19mg%.

Cây hoàn ngọc có công dụng gì

Cây hoàn ngọc có tác dụng gì

1. Chữa đái rắt, đái buốt ra máu

Lấy 15-25 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, giã nát vắt lấy nước cốt đặc để uống.

2. Cầm máu

Vừa có tác dụng cầm máu vết thương ngoài, vừa chữa xuất huyết đường tiêu hóa, trĩ ra máu, ho ra máu,… Lấy 7-9 lá tươi, nhai kỹ hoặc dùng 10g lá khô sắc lấy nước uống trong ngày. Liên tục trong 5-7 ngày.

3. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng

Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 7 lá tươi. Ăn liên tục khoảng 50 lá sẽ thấy bệnh chuyển biến tốt hơn.

4. Trị cảm cúm, sốt cao

Lấy 8 lá hoàn ngọc rửa sạch, nhai kỹ, sau 1 giờ lại ăn tiếp, ăn như vậy 3 lần sẽ hạ sốt, hết đau đầu.

5. Chữa viêm nhiễm đường tiêu hóa

Nhai mỗi lần 7-9 lá tươi, ngày 2-3 lần, liên tục trong 5-7 ngày, dùng khi có biểu hiện rối loạn tiêu hóa, bị trĩ,…

6. Bình phục sức khỏe

Trước khi ăn sáng, nên lấy khoảng 5-7 lá hoàn ngọc tươi nhai chậm, kỹ rồi nuốt. Cũng làm tương tự như vậy vào buổi tối trước khi ngủ và liên tục trong 1 tuần. Cơ thể sẽ nhanh chóng hồi phục đối với những người mới ốm dậy hoặc mệt mỏi, khó ngủ.

7. Bị chấn thương

Nhai hoặc giã nhỏ lá hoàn ngọc tươi, chọn lá già sẽ tốt hơn. Rồi đắp lên vết thương và dùng băng gạc cố định trong 2-3 giờ rồi thay. Áp dụng những chấn thương chảy máu, xương bị gãy hay dập.

8. Trị tiêu chảy, tả, lỵ

Nhai 7-15 lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, ăn 2 lần như vậy sẽ khỏi.

9. Chữa viêm thận, viêm đường tiết niệu

Mỗi lần nhai 14-20 lá hoàn ngọc hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống. Ăn chừng khoảng 200 lá bệnh sẽ khỏi.

10. Điều trị các bệnh gan

Một số bệnh như xơ gan, viêm gan. Có thể mỗi ngày 3 lần, mỗi lần nhai khoảng 10 lá hoàn ngọc tươi khi bụng còn đói.

Hoặc dùng lá hoàn ngọc khô tán bột mịn trộn với bột tam thất, cả 2 vị lấy 1 lượng bằng nhau. Mỗi lần uống 1 thìa café với nước trước bữa ăn. Đây là bài thuốc trị xơ gan cổ trướng hiệu quả.

11. Chữa sẹo lồi, mụn lồi

Lấy 1 nắm lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, thêm 1 chút muối rồi giã nát. Đắp vào vùng sẹo, mụn lồi, sẽ làm tan sẹo. Thực hiện cho đến khi da phẳng thì dừng.

12. Giúp ổn định huyết áp

Dùng rễ (trên 7 năm) và lá hoàn ngọc khô sắc lấy nước uống thay trà hàng ngày. Dù là huyết áp cao hay huyết áp thấp đều dùng được, điều chỉnh huyết áp ở mức ổn định và làm giảm cholesterol trong máu.

Khi bệnh huyết áp phát tác, cho người bệnh ăn ngay 9 lá hoàn ngọc tươi nhai chậm, kỹ cho nước tiết ra rồi nằm nghỉ ngơi.

Tác dụng của cây hoàn ngọc

13. Hỗ trợ điều trị ung thư

Đối với ung thư giai đoạn đầu, mỗi lần lấy khoảng 10 lá hoàn ngọc, nhai thật kỹ. Ngày 5 lần, phải kiên trì đều đặn, sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả.

Đối với ung thư đã lâu, có thể nhai 15 lá hoàn ngọc, mỗi ngày 6 lần, kết hợp cùng một cốc nước lá hoàn ngọc xay vào sáng sớm và 1 nắm lá hoàn ngọc nấu chín vào buổi tối.

14. Trị viêm đại tràng

Lấy 40g hoàn ngọc khô gồm cả thân và lá. 10g khổ sâm sắc lấy nước uống trong ngày.

15. Trị bệnh đường ruột

Lấy 1 nắm lá (7-9 lá) hoàn ngọc rửa sạch, tráng qua nước sôi và ăn trực tiếp, mỗi ngày ăn 4 lần, ăn như vậy trong 3-4 ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Trong trường hợp đau dữ dội, lấy ngay 15-20 lá rửa sạch, nhai thật kỹ, ăn 4 lần trong 1-2 giờ để giảm cơn đau nhanh nhất trước khi đi bệnh viện.

16. Chữa bệnh u xơ phổi, tiền liệt tuyến

Dùng 1 nắm lá hoàn ngọc rửa sạch, cho vào máy xay nhuyễn cùng với 1 bát nước. Lọc qua rây lấy nước rồi uống trước bữa ăn, ngày uống 3 lần, liên tục trong 1 tháng sẽ có hiệu quả.

17. Chữa đau mắt đỏ, đau ứ máu

Lấy khoảng 3 lá hoàn ngọc đắp vào mắt qua đêm, sáng dậy sẽ hết đau.

18. Điều trị chảy máu đường ruột

Lấy 7-10 lá tươi, rửa sạch, gĩa nát vắt lấy nước cốt đặc uống, ngày 1-2 lần.

19. Chữa viêm đại tràng co thắt

Ăn mỗi lần 7-10 lá tươi hoặc giã nát lấy nước uống, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn, liên tục trong 1-2 tháng sẽ có thấy bệnh thuyên giảm.

20. Phụ nữ sau sinh bị sa dạ con

Lấy lá hoàn ngọc tươi rửa sạch, nhai kỹ hoặc giã nát vắt lấy nước cốt uống, dùng lá cũng sẽ không ảnh hưởng đến sữa của mẹ cho bé.

Cách nhận biết cây hoàn ngọc đỏ

Những tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc được tìm thấy trên cây hoàn ngọc đỏ. Và cây hoàn ngọc dễ bị nhầm lẫn với cây bìm bịp, và một số loại cây khác. Cùng tham khảo cách nhận biết cây hoàn ngọc đỏ chữa bệnh.

Hoàn ngọc đỏ cũng nằm trọng họ nhà hoàn ngọc vì thế tính chất mọc vẫn thành bụi và có lá đối xứng nhau, đầu lá nhọn và dài.

Trên bề mặt lá có một lớp lông mỏng phủ bên trên, sờ vào có cảm giác mịn.

Chồi nôn trên cùng có màu hơi đỏ vì thế mà người ta gọi nó với cái tên cây hoàn ngọc đỏ.

Những lá non này khi cho vào miệng nhai có vị hơi chát và chua nhẹ. Thông thường vào khoảng tháng 12 năm này đến tháng 2 năm sau cây bắt đầu trổ hoa màu đỏ.

Lưu ý khi dùng cây hoàn ngọc chữa bệnh

  • Khi nhai lá hoàn ngọc nhất định phải nhai kỹ, nhai chậm vì tuyến nước bọt làm phát huy tác dụng của lá.
  • Cây hoàn ngọc không độc, không kháng thuốc nên không có chống chỉ định. Tuy nhiên cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy nên tham khảo ý kiến thầy thuốc để tìm được liều lượng phù hợp.
  • Ngoài những công dụng trên, cây hoàn ngọc còn rất tốt cho gia súc và gia cầm như kích thích tiêu hóa và mau lớn ở lợn, hồi phục sức cho gà chọi sau trận đấu,…

Cách trồng cây hoàn ngọc

Hoàn Ngọc là loài cây rất dễ sống không kén thời tiết. Nên bạn có thể trồng nó ở bất kì đâu. Chỉ cần cắm một vài nhánh cây xuống đất vườn là nó có thể sống. Hoặc bạn có thể trồng nó vào chậu cây cảnh.

Để trồng được cây hoàn ngọc đâu tiên bạn cần chọn những nhánh cây già khoe chắc, không bị sâu bệnh. Rồi cắm xuống đất, hằng ngày tưới nước cho cành thì chỉ khoảng 2 tháng sau chúng sẽ phát triển thành cây xanh tốt.

Không cần có chăm sóc bằng phân bón nhưng khi mới trồng thì cần che nắng và giữ độ ẩm, tạo điều kiện tốt nhất cây phát triển.

Cây hoàn ngọc là một thảo dược quý chữa được nhiều bệnh. Tuy nhiên khi áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cây hoàn ngọc người sử dụng nên nhận biết chính xác cây hoàn ngọc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sự phù hợp với sức khỏe.

Cây Thuốc Nam – Tags: cây hoàn ngọc có tác dụng gì

  • Cây Lạc Tiên – Vị thuốc chữa mất ngủ, suy nhược thần kinh hiệu quả nhất

  • Cây Mật Nhân: Thần dược cho sức khỏe với hàng loạt tác dụng quý

  • [Kinh Ngạc] Với tác dụng chữa bệnh của cây Nắp Ấm

  • Cây Ngô Đồng có tác dụng gì? Cây Ngô Đồng có độc không?

  • Cây Nguyệt Quế – Loại cây bonsai có tác dụng chữa bệnh HAY

  • Uống tam thất vào lúc nào mang lại hiệu quả cao nhất?

  • TOP 10 loại dược liệu Tây Bắc giúp cải thiện sức khỏe tốt nhất

Có những loài thực vật mọc dại ở khắp mọi nơi, nhưng khi nghiên cứu kĩ bạn sẽ phải “giật mình” với công dụng của nó. Trong đó phải kể đến tác dụng của cây hoàn ngọc, tuy là một cây mọc hoang nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra cây hoàn ngọc có tác dụng chữa các bệnh như: bệnh trĩ, bệnh tiêu chảy, bệnh đau dạ dày..